Thị trường thực phẩm ngày nay rất đa dạng và phong phú không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng. Các cơ sở kinh doanh cần phải trải qua quy trình thủ tục chặt chẽ để có thể nhập khẩu sản phẩm thực phẩm – bao gồm cả thực phẩm thường và thực phẩm chức năng: Công bố thực phẩm và thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm. Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực này, CITYLAW xin gửi đến Quý Khách hàng tư vấn về Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng như sau:
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
II. DANH MỤC HỒ SƠ ĐẦY ĐỦ:
1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
2. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
3. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
4. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
5. Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
6. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:
– Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định .
IV. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
– Khai báo qua hệ thống thông quan điện tử trên chương trình Vnaccs/Vcis và thực hiện các bước theo chỉ định của hệ thống.
V. THẨM QUYỀN
– Cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan.
VI. THUẾ
– Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành.
– Thuế VAT theo Luật Thuế.
VII. PHÍ, LỆ PHÍ
– Lệ phí làm thủ tục Hải quan theo thông tư 724/2016/TT-BTC
Để được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới CITYLAW – Chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ Quý khách!
CITYLAW VIET NAM CO., LTD LY NGUYEN (Ms) / Lawyer – Manager
♦ 093 123 9396 – 093 177 9398 ♦ ls.lynguyen@citylaw.vn ♦ 209 Giang Vo, Cat Linh, Dong Da, Ha Noi ♦ https://citylaw.vn |