THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM

Mỹ phẩm được xem là một thị trường đầy tiềm năng hiện nay và có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Khi nhu cầu làm đẹp con người ngày càng tăng cao thì các công ty kinh doanh mỹ phẩm cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam lại rất mơ hồ trong việc xác định các thủ tục cần làm để nhập khẩu và kinh doanh mỹ phẩm một cách hợp pháp. 

CITYLAW tự hào là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhập khẩu và kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam. Những khách hàng tiêu biểu của CITYLAW: Bệnh viện Hữu Nghị, Hệ thống Medicare, Hệ thống Karmarts, Kosume, Hòa Phúc Beauty Care, Skin Republic, Gomi Store, Milensea, Virtue, Intershop, Paris Vip, K-Beauty, DM&C, Enbioscience, Vinkor Group, Lian, DHC, Tonymoly, Sagen, Sooin Vina, Blooming, Hansung E, T’ imex, E-mart Việt Nam, Scandinavian Living, Welcron Healthy Care Group, Kedma, Origani, Korea House, Cos&Ko Vina, CoKo Face,…. Với kinh nghiệm và uy tín đã được xây dựng trong suốt nhiều năm qua, CITYLAW xin gửi tới quý khách hàng Thủ Tục Nhập Khẩu Mỹ Phẩm của Chúng tôi như sau:

I. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU & KINH DOANH MỸ PHẨM

Bước 01: Đăng ký thành lập Doanh nghiệp

> Xem chi tiết tại: Dịch vụ Thành lập công ty

Bước 02: Công bố mỹ phẩm tại Cục quản lý dược – Bộ Y tế

> Xem chi tiết tại: Dịch vụ Công bố mỹ phẩm

Bước 03: Dán nhãn phụ Tiếng Việt

> Xem chi tiết tại: Dịch vụ Soạn thảo Nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm

Bước 04: Xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

-> Xem chi tiết tại: Dịch vụ Quảng cáo Mỹ phẩm

Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của Khách hàng, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Quý khách hàng có thể phải làm thêm một số thủ tục sau đây:

Dịch vụ Đăng ký chương trình Khuyến mại

Dịch vụ Thông báo hoạt động Khuyến mại

Dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Dịch vụ Đăng ký mã số mã vạch

Dịch vụ Thay đổi Phiếu công bố mỹ phẩm

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam
  • Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm 
  • Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người 

III. CÔNG VIỆC CITYLAW THỰC HIỆN

  1. Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý trước – trong – sau khi Công bố mỹ phẩm nhập khẩu 
  2. Tư vấn, hỗ trợ làm việc với Đối tác nước ngoài về giấy tờ cần cung cấp bên phía nước ngoài (CFS, POA, Ingredient,…)
  3. Tư vấn – Soạn thảo – Nộp hồ sơ – Theo dõi hồ sơ – Giải trình hồ sơ – Bàn giao kết quả Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
  4. Tư vấn trọn gói chuỗi dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, gồm: Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – Xin giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm – Bảo hộ thương hiệu độc quyền – Giấy phép khuyến mại mỹ phẩm – Thông báo website bán hàng mỹ phẩm – Mã số vã vạch – Tem chống hàng giả
  5. Tư vấn, cung cấp trọn gói dịch vụ hải quan: Thủ tục hải quan nhập khẩu – Giấy tờ hải quan – Thuế nhập khẩu – Thuế ưu đãi – Cước vận chuyển,….
  6. Tư vấn, cung cấp dịch vụ dán nhãn phụ Tiếng Việt
  7. Tư vấn, lường trước cho Khách hàng những trường hợp xử phạt trong quá trình thực hiện việc công bố, quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm,…
  8. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi có kiểm tra của Cơ quan thị trường, hậu kiểm (Hồ sơ PIF)

VIII. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật quản lý ngoại thương 
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
  • Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 25 tháng 01 năm 2011 quy định về quản lý mỹ phẩm;
  • Thông tư 29/2020/TTBYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
  • Thông tư 277/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
  • Hiệp định Đi tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký ngày 08 tháng 3 năm 2018;
  • Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA KHÁCH HÀNG

1. Thủ tục công bố mỹ phẩm hiện nay làm online hay làm bản giấy?

Trả lời:  Kể từ ngày 1/1/2017, thủ tục công bố mỹ phẩm được triển khai trên hệ thống online Cổng thông tin Một cửa quốc gia tại đường Link https://vnsw.gov.vn 

2. Làm thế nào để biết sản phẩm của chúng tôi có phải là mỹ phẩm hay không?

Trả lời:  Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt” 

3. Trường hợp công bố sản phẩm son hoặc bảng mắt nhiều màu, thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:  Sản phẩm son nhiều màu hoặc bảng mắt sẽ được công bố chung trong một Phiếu mỹ phẩm, lệ phí nhà nước được tính chung với điều kiện cùng một nhà sản xuất, cùng chung tên sản phẩm (chỉ khác tên màu), cùng công thức thành phần (chỉ khác thành phần tạo màu). Trường hợp khác các thông tin nêu trên phải công bố thành các Phiếu công bố riêng

4. Trường hợp công bố sản phẩm dạng bộ (set/ kit) thì công bố mỹ phẩm như thế nào?

Trả lời:  Trường hợp sản phẩm có cùng một chủ sở hữu, được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm thì được phép công bố trong 1 Phiếu công bố. Lệ phí nhà nước được tính là 1 Phiếu công bố

5. Tôi muốn nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm thì có cần phải làm công bố không?

Trả lời:  Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.  Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý Dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan. Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường. Thủ tục này không quy định phải nộp phí/ lệ phí.

6. Quý công ty có cam kết thời gian, tiến độ và chính sách gì trong trường hợp rủi ro?

Trả lời:  CITYLAW là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố sản phẩm, đặc biệt là công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Với kinh nghiệm đã được xây dựng trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi cam kết bàn giao kết quả theo đúng thời gian đã cam kết. Hiện tại với số lượng công bố cho hơn 1000+ doanh nghiệp, chúng tôi chưa từng gặp phải bất kỳ rủi ro nào. Để đảm bảo cam kết này của Chúng tôi được Quý khách hàng yên tâm tin tưởng, chúng tôi cam kết hoàn trả lại 100% Phí công bố trong trường hợp có bất kỳ rủi ro nào xảy ra. 


Để được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới CITYLAW  – Chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ Quý khách!

CITYLAW VIET NAM CO., LTD

LY NGUYEN (Ms) / Lawyer – Manager

 

 ♦ 093 123 9396 – 093 177 9398

 ♦ ls.lynguyen@citylaw.vn

 ♦ 209 Giang Vo, Cat Linh, Dong Da, Ha Noi

 ♦ https://citylaw.vn  

Liên hệ

093.123.9398