Thực phẩm là mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này vì thế mà ngày càng phát triển kéo theo đó là sức cạnh tranh về thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá cả,… cũng trở nên lớn hơn. Trước tình hình đó, nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm trở nên vô cùng cấp thiết. Đây được xem là cơ sở để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm chất lượng đồng thời thông qua việc đăng ký bảo hộ Doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu, niềm tin của khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ để yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái về thương hiệu.
Tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, CITYLAW xin gửi tới Quý khách hàng nội dung tư vấn về Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm của Chúng tôi như sau:
I. THẨM QUYỀN
Thẩm quyền: Cục Sở hữu trí tuệ
II. PHÂN NHÓM ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU THỰC PHẨM
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm, điều đầu tiên Doanh nghiệp phải thực hiện là phải lựa chọn và phân nhóm sản phẩm thực phẩm chính xác. Nếu Phân nhóm sai, Cục SHTT sẽ tiến hành phân nhóm lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí phân nhóm.
Theo Bảng phân loại Nice, phiên bản 11/2019, dựa vào tính chất, công dụng của từng sản phẩm thực phẩm được phân thành nhiều nhóm đăng ký. Cụ thể như sau:
Nhóm | Các loại sản phẩm, thực phẩm |
05 | Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế như (Thực phẩm bổ dung vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe); thực phẩm cho em bé, Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi cho sức khỏe; Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y. Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng. |
29 | Thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng; Sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn |
30 | Thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm: Cà phê, chè, ca cao, cà phê nhân tạo; gạo; bột sắn và bột cọ; bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; bánh mì, bánh ngọt và kẹo; kem lạnh; đường, mật ong, mật đường; men, bột nở; muối; tương hạt cải; dấm; nước xốt (gia vị); gia vị; nước đá. |
31 | Thực phẩm là các thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống: Các loại ngũ cốc và hạt chưa chế biến; Rau và quả tươi, thảo mộc tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng; Động vật sống; Thức ăn và đồ uống cho động vật; Mạch nha |
32 | Bia; Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. |
33 | Ðồ uống có cồn (trừ bia) |
III. DANH MỤC HỒ SƠ ĐẦY ĐỦ
STT | Tiêu đề hồ sơ | Số lượng | Yêu cầu | Ghi chú |
Hồ Sơ Khánh Hàng Cần Cung Cấp | ||||
1 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | 01 | Bản sao chứng thực | Nếu chủ thể đăng ký là tổ chức |
2 | Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân | 01 | Bản sao chứng thực | Nếu chủ thể đăng ký là cá nhân |
3 | Mẫu nhãn hiệu | 10 | Bản cứng | |
4 | Chứng từ phí, lệ phí | |||
Hồ Sơ Citylaw Soạn Thảo | ||||
1 | Tờ khai đăng ký nhãn hiệu thực phẩm | 02 | Dán nhãn hiệu và phân nhóm chính xác | |
2 | Giấy ủy quyền đại diện | 01 | Ký, đóng dấu |
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian thẩm định hình thức: 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn
Thời gian công bố đơn: 2 tháng làm việc (trong trường hợp đơn được chấp thuận hợp lệ)
Thời gian thẩm định nội dung: 9 tháng làm việc kể từ ngày công bố đơn
Thời gian cấp văn bẳng bảo hộ: 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp lệ phí theo yêu cầu
V. CÔNG VIỆC CITYLAW THỰC HIỆN
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm;
- Kiểm tra đánh giá tính hợp pháp của tài liệu, hồ sơ;
- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
- Đại diện Quý khách nộp hồ sơ;
- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu;
VI. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
Để được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới CITYLAW – Chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ Quý khách!
CITYLAW VIET NAM CO., LTD TRUNG NGUYEN (Mr) / Lawyer – Manager
♦ 093 123 9398 – 093 177 9398 ♦ info@citylaw.vn ♦ 209 Giang Vo, Cat Linh, Dong Da, Ha Noi ♦ https://citylaw.vn |