QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI VỀ NHÃN PHỤ MỸ PHẨM NĂM 2022

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI VỀ NHÃN PHỤ MỸ PHẨM NĂM 2022

Trước sự phát triển của kinh tế xã hội, Việt Nam hội nhập quốc tế, hoạt động buôn bán với nước ngoài ngày càng diễn ra sôi nổi. Nhập khẩu nói chung và nhập khẩu mỹ phẩm nói riêng cũng đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Khi nhập khẩu hàng hóa, mỹ phẩm vào Việt Nam, ngoài thực hiện các thủ tục hải quan, thì để sản phẩm được lưu hành trên thị trường Việt Nam, một trong những điều kiện bắt buộc là sản phẩm phải có dán nhãn phụ bằng Tiếng Việt. CityLaw xin gửi tới Quý khách hàng Quy định pháp luật mới về nhãn phụ mỹ phẩm năm 2022 như sau :

Nhãn phụ của mỹ phẩm là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP  của Chính phủ, quy định về nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định : “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”  Như vậy, nhãn hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017, sửa đổi bổ sung Nghị định 111/2021/NĐ-CP nói trên như sau:

Đối với nhãn gốc, bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

  • Tên hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP;

  • Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

Đối với nhãn phụ, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam. Nhãn phụ phải có các nội dung sau :

  • Tên và chức năng của sản phẩm, trừ khi dạng trình bày trên nhãn mỹ phẩm đã thể hiện rõ chức năng của sản phẩm
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư) Định lượng thể hiện bằng khối lượng hoặc thể tích, theo hệ mét và hệ đo lường Anh;
  • Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế
  • Số lô sản xuất
  • Tên nước sản xuất
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư)
  • Định lượng thể hiện bằng khối lượng hoặc thể tích, theo mét và hệ thống đo lường Anh;
  • Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ rang, đúng thứ tự. Nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm. Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn.
  • Lưu ý về an toàn khi sử dụng;

Nếu như trước đây, tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017,  Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định cụ thể như sau :

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
  • Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
  • Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Nhãn gốc có thể không ghi đúng thông tin thì sẽ được nhãn phụ bổ sung. Thì hiện nay, nhãn gốc của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải được ghi đúng các thông tin theo quy định về nhãn gốc nhập khẩu, và vẫn phải có nhãn phụ kèm theo với các nội dung đúng như quy định về nhãn hàng hóa tại Khoản 1 điều 10 đã sửa đổi tại Nghị định 111/2021/NĐ -CP.

 

Liên hệ

093.123.9398